Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

http://xeviet.org/chi-tiet/tin-tuc/gas-my---dupont-suva-134a--dau-lanh-r134-gia-tot-nhat-viet--nam/111


Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Xử lý tiếng kêu điều hòa Ford Focus

Hỏi: Điều hòa xe tôi có tiếng kêu ro ro (không phải tiếng của quạt gió). Tôi đã đi kiểm tra ở một số gara nhưng chưa tìm được nguyên nhân. Có bác nào đi xe Focus bị hiện tượng này đã sửa được xin cho mấy ý kiến quý báu (Đào Thu Hà).

Trả lời: Khi bật  điều hòa ô tô  có thể có nhiều loại tiếng kêu khác nhau  và nguyên nhân của chúng cũng rất khác nhau. Quan trọng nhất là phải xác định đúng bệnh thì mới có đơn thuốc đúng, mới khỏi bệnh và không tốn tiền, tốn thời gian.
Trong thực tế sửa chữa, chúng tôi đã  xử lý rất nhiều trường hợp  tiếng kêu bất thường ở hệ thống điều hòa xe Ford Focus,  Ford Laser - mà không cần phải thay thế các  bộ phận đắt tiền như Lốc nén ( Đầu lạnh ), Dàn lạnh…( như ý kiến một số gara và bạn đọc đã tư vấn cho bạn Hà ). Mới đây nhất, ngày 18/2/13, xe Focus mang biển số 30N - 05..    cũng được kỹ thuật viên của một cơ sở bảo hành tại Hà nội tư vấn cần  phải thay lốc nén, nhưng sau khi kiểm tra, xử lý - chiếc xe này đã không cần phải thay lốc nén, dàn lạnh hay bi.....mà vẫn đảm bảo độ lạnh theo tiêu chuẩn và hết tiếng kêu ro ro.
Vì vậy, khi thấy tiếng kêu lạ ở điều hòa xe, bạn cần bình tĩnh  tìm hiểu kỹ nguyên nhân; Đối với trường hợp khó xác định,bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được kiểm tra, tư vấn.

Máy lạnh ô tô/ Điều hòa ô tô: Tác hại của việc thiếu ga lạnh


Máy lạnh ô tô/ Điều hòa ô tô: Tác hại của việc thiếu ga lạnh

Hỏi:  Hệ thống điều hòa của xe tôi hiện nay đang bị thiếu ga (  kiểm tra tại xưởng sửa chữa chuyên về điều hòa ô tô ) nhưng vẫn tương đối lạnh, vì vậy tôi chưa đồng ý để thợ nạp thêm ga. Tuy nhiên tôi vẫn băn khoăn không biết để như vậy có hại gì cho xe không ?

Mr Tuyền:  Thiếu ga làm giảm độ lạnh là một trong số các hiện tượng hay gặp nhất ở điều hòa ô tô. Việc thiếu ga có thể là do ga thẩm thấu qua các chi  tiết làm bằng vật liệu cao su như ống dẫn, gioăng, phớt hoặc do các bộ phận của điều hòa thường xuyên bị rung lắc, va đập hoặc do có chi tiết bộ phận nào đó của điều hòa bị mọt thủng hoặc do lượng ga nạp vào xe không đủ so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất.... Việc thiếu ga ở hệ thống điều hòa ô tô dẫn đến các hệ lụy sau đây:
-     Làm giảm độ lạnh của xe;
-     Việc làm mát máy nén  ( lốc ) không đảm bảo do nhiệt độ của ga từ dàn lạnh về máy nén cao hơn nhiều so với khi  đủ ga, dẫn tới giảm tuổi sử dụng của máy nén;
-     Làm cho máy nén luôn phải làm việc ở chế độ tải giới hạn dẫn đến tăng mức tiêu thụ nhiên liệu của xe;
-     Việc bôi trơn cho máy nén  giảm do một lượng dầu bôi trơn đã bị thất thoát ra ngoài cùng với ga .

Vì vậy, việc bạn không chấp thuận cho thợ sửa chữa nạp thêm ga cho xe của như bạn nêu là không nên. Tuy nhiên trước khi nạp thêm ga thì cần kiểm tra, xác định chính xác và  khắc phục nguyên nhân gây thiếu ga.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Thay phin lọc ga điều hòa


Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Thay phin lọc ga điều hòa

Hỏi: Khi đưa xe đến xưởng sửa  điều hòa, thợ ở đó yêu cầu tôi phải thay phin lọc ga. Vậy điều này có cần thiết không?

Trả lời: Đúng với tên gọi của nó, Phin lọc ga có chức năng lọc và ngăn lại các tạp chất có trong ga lạnh như mạt kim loại, nước…, không cho chúng đi tới các bộ phận khác của hệ thống điều hòa ô tô. Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, tính năng lọc của phin sẽ dần dần bị suy giảm và trong  trường hợp, khi lượng  tạp chất có trong phin quá lớn - còn có thể  gây ra hiện tượng tắc phin, dẫn đến  hư hỏng  lớn  đối với hệ thống điều hòa ô tô.
Vì vậy, cũng tương tự như bầu lọc dầu ở động cơ xe, phin lọc ga cũng cần được định kỳ thay mới. Tuy nhiên, không phải mỗi khi sửa  điều hòa đều nhất thiết phải thay phin lọc mà nó thường chỉ cần thực hiện khi phải nạp mới ga lạnh. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, phin lọc ga điều hòa ô tô cần được thay mới trong các trường hợp sau:

-         Hệ thống điều hòa bị  tắc ẩm;
-         Lốc nén ( đầu lạnh ) bị hỏng phần cơ bên trong ruột lốc/ bị bó kẹt;
-         Nạp phải ga lạnh giả, không đúng chủng loại, không đúng chất lượng theo quy định của nhà sản xuất xe;
-         Dầu bôi trơn trong hệ thống điều hòa bị biến chất;
-    Khi bảo dưỡng điều hoà theo định kỳ mà có nội dung thay ga/ dầu bôi trơn ( dầu lạnh ).

Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Thay lọc gió điều hòa


Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Thay lọc gió điều hòa

Hỏi: Tại sao cần phải định kỳ thay thế lọc gió điều hòa ô tô?

Trả lời: Ở hệ thống điều hòa của những xe ô tô  đời cũ trước đây thường không trang bị lọc gió trên đường hút của quạt dàn lạnh nên chỉ  sau một thời gian ngắn, dàn lạnh  hay bị bụi đất, lá cây, hoa… bám bẩn, làm giảm độ lạnh, gây mùi hôi và dễ dẫn đến mọt thủng dàn. Để hạn chế nhược điểm này, trên các xe ô tô đời mới, người  ta đã  thiết kế và bố trí thêm lọc gió đặt trước quạt dàn lạnh. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, lọc thường bị bẩn và nếu không được kiểm tra, thay thế kịp thời thì nó có thể sẽ dẫn đến các hệ lụy sau đây:
-   Khả năng lọc bụi bị giảm;
-   Lượng gió đi qua dàn lạnh và độ mát của xe giảm;
-   Tuổi thọ của quạt gió trong xe  giảm do lượng gió không đủ để làm mát mô tơ và mô tơ của quạt luôn phải làm việc ở chế độ tải lớn;
-   Tiếng ồn trong xe tăng do bí gió;


                  Lọc gió xe Toyota Sienna XLE không được kiểm tra, thay thế định kỳ

Vì vậy, người sử dụng xe cần định kỳ kiểm tra và thay thế lọc gió điều hòa. Theo đề xuất của Nissan Việt Nam  thì lọc gió cần được định kỳ thay thế sau 12 tháng hoặc 12.000 km.
Ở hầu hết các xe hiện nay, lọc gió điều hòa thường được đặt ngay trước quạt dàn lạnh, phía sau hộc đựng đồ ( bên phải  tablô ); người sử dụng xe có thể tự thay lọc  hoặc nhờ các cơ sở sửa chữa  thay - cùng khi đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ hệ thống điều hòa.

Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Chất lỏng bám trên đường ống dẫn ga lạnh ?


Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Chất lỏng bám trên đường ống dẫn ga lạnh ?

Hỏi: Máy lạnh ô tô của tôi vẫn lạnh tốt nhưng khi mở nắp  khoang máy để định bổ sung nước rửa kính thì thấy ống dẫn ga giữa lốc nén và cụm điều hòa trong ca bin ướt sũng,  hoảng quá, tôi gọi điện hỏi bạn bè thì mỗi người nói một kiểu: người thì bảo hở ga lạnh cần đưa đi sửa ngay; người thì bảo là bình thường không phải lo gì cả. Xin tư vấn cho tôi vấn đề này ! 

Trả lời:  Ở hệ thống Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô thông dụng, nối với dàn lạnh ( dàn bay hơi ) đặt trong cabin, bên dưới bảng tab lô thường có 2 đường ống: ống cao áp ( ống đường kính nhỏ ) và ống hạ áp ( ống đường kính to hơn ). Ống cao áp có chức năng dẫn ga  dạng lỏng, áp suất cao đến van tiết lưu đặt ngay phía trước dàn lạnh; ống hạ áp - dẫn ga dạng hơi, áp suất thấp từ đầu ra của dàn lạnh về lốc nén. Khi máy lạnh làm việc, nếu bạn dùng tay sờ vào 2 ống này thì sẽ thấy ống cao áp nóng và ống hạ áp lạnh. Do trong không khí luôn có hơi nước nên một lượng hơi nước có trong không khí xung quanh ống hạ áp sẽ ngưng tụ và bám lên trên bề mặt ống; độ ẩm của không khí càng cao hoặc nhiệt độ của ống hạ áp càng thấp thì càng nhiều nước bám trên bề mặt ống. Ngược lại, trên bề mặt ống cao áp thì phải luôn khô và nóng.



                                                   Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa ô tô

Ở trường hợp bạn nêu, nếu hệ thống lạnh vẫn đang hoạt động tốt và chất lỏng  bám trên bề mặt ống hạ áp ( đôi khi chảy xuống cả thân lốc nén ) là nước ( có thể dùng tay để kiểm tra ) thì bạn không cần phải lo lắng gì cả.
Trường hợp chất lỏng bám trên ống dẫn ga có dầu, thì bạn cần tự kiểm tra xem nguồn dầu  từ đâu hoặc mang tới xưởng sửa chữa để kiểm tra, xử lý.

Mr Tuyền: 0987 667 665 - Chuyên nhập khẩu và cung cấp Gas Dupont Mỹ chính hãng, giá tốt nhất VNhttp://xeviet.org/chi-tiet/chevrolet-cruze/nap-gas-cho-oto---dieu-hoa-nhiet-do/116

Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Lốc nén điều hòa ô tô hỏng – nguyên nhân ?


Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Lốc nén điều hòa ô tô hỏng – nguyên nhân ?

Hỏi: Nguyên nhân nào có thể gây  hỏng lốc nén điều hòa ô tô ?

Trả lời: Hỏng lốc nén ( lốc lạnh/ đầu lạnh/ máy nén ) ở hệ thống điều hòa ô tô/ máy lạnh ô tô là một trong số các trường hợp hay sảy ra trong thực tế. Để sửa chữa đối với trường hợp lốc nén bị hỏng thường rất tốn kém vì bản thân lốc  là  bộ phận đắt tiền nhất trong hệ thống lạnh và để khắc phục các hậu quả do lốc bị bó kẹt, mài mòn còn đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian, đôi khi còn buộc phải thay thế thêm một số bộ phận đắt tiền khác nữa.  Vì vậy, người sử dụng xe cần phải quan tâm và có các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa các nguyên nhân có thể dẫn đến hỏng lốc nén.

  Lốc nén của xe Toyota Altis biển số 29T 56.. vào sửa chữa ngày 15/3/2013 tại xưởng chúng tôi

Từ kinh nghiệm, thực tế sửa chữa hơn 25 năm nay, chúng tôi thấy một số nguyên nhân sau có thể dẫn tới hỏng lốc nén ở hệ thống điều hòa ô tô:   
-   Nạp ga lạnh “ giả “ rẻ tiềnkhông đúng chủng loại, chất lượng, lẫn lộn nhiều loại ga khác nhau
Đây là nguyên nhân tương đối phố biến trong thời gian gần đây ! 
-   Lốc nén luôn phải làm việc ở chế độ tải lớn:    Dàn nóng ( dàn ngưng ) bẩn; quạt giải nhiệt dàn ngưng hỏng hoặc sau khi sửa chữa, thay thế bằng quạt không đúng chủng loại, không đúng thông số kỹ thuật, sai chiều quay…; hệ thống điều hòa hoạt động thời gian dài ở tình trạng bị thiếu ga 
 Van tiết lưu không đúng chủng loại hoặc hiệu chỉnh không đúng kỹ thuật; dàn lạnh ( dàn bay hơi ) bẩn; đường dẫn ga, phin lọc ga bị nghẽn do bẩn.
-   Lượng dầu bôi trơn cho lốc nén thiếukhông đủ lượng dầu cần thiết để bôi trơn lốc nén do hệ thống điều hòa hoạt động lâu ở tình trạng bị thiếu ga; Khi nạp mới ga nhiều lần nhưng không bổ sung dầu bôi trơn hoặc bổ sung không đủ lượng dầu cần thiết; Dầu bị tắc nghẽn không về được lốc ( do hỏng một bộ phận nào đó trong hệ thống );
-   Dầu bôi trơn không đảm bảo tính năng kỹ thuậtdùng sai loại dầu; dầu bị biến chất ( không thay dầu  định kỳ, nạp  ga lạnh giả làm cho dầu bị biến chất - mất khả năng bôi trơn… ).
-   Lốc nén không được làm mát tốthệ thống điều hòa hoạt động trong thời gian dài ở tình trạng bị thiếu nhiều ga 
-   Li hợp đầu lốc nén bị trượtMặt bích hít bị mòn hoặc cong vênh hoặc căn chỉnh sai sau khi sửa chữa; nam châm điện đầu lốc không đủ lực hút do bị lão hóa, chập một số vòng hoặc điện cấp cho nam châm không đủ.
-   Bi đầu lốc nén bị hỏngkhông được bảo dưỡng hoặc khi bảo dưởng sử dụng mỡ bôi trơn không đúng chủng loại.
-   Hệ thống điện điều khiển máy lạnh bị hư hỏng hoặc đấu nối, hoàn cải không đúng.
-   Hệ thống lạnh không được bảo dưỡng kỹ thuật theo đúng định kỳ
-    Sửa chữa, bảo dưỡng  không đúng  kỹ thuật do thợ hiện nay chủ yếu là học nghề theo kiểu truyền tay, không có kiến thức cơ bản ( đây là nguyên nhân rất phổ biến hiện nay )
Để hạn chế các hư hỏng không đáng có đối với hệ thống điều hòa ô tô nói chung và  đặc biệt là lốc nén, người sử dụng cần thực hiện tốt việc bảo dưỡng hệ thống điều hòa theo định kỳ và cẩn trọng trong việc lựa chọn nơi  sửa chữa điều hòa cho xe của mình.