Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

GAS DUPONT R134A

Dupont suva R134a là môi chất lạnhHFC không gây hại cho tầng Ôzone được sử dụng để thay thế cho loại gas lỗi thời R-12. Đây là loại môi chất lạnh được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí của các thiết bị di động như ôtô, máy bay… và nó cũng được sử dụng để thay thế cho các thiết bị làm lạnh trước đây sử dụng R-12
Suva ® 134a cũng được sử dụng trong các hệ thống làm lạnh thương mại, điều hòa trung tâm tại các tòa nhà văn phòng, các thiết bị làm lạnh gia dụng.
Tiêu chuẩn kỹ thuật: R-134A; A1 Safety Classification
Ứng dụng Dupont R134a
- Các loại thiết bị điều hòa không khí di động trên các phương tiện như Ô Tô.
- Các thiết bị làm lạnh dân dụng như Tủ lạnh...
- Hệ thông điều hòa  Chiler
Lợi ích sử dụng:
- Không gây hại tới tầng Ôzone
- Không cháy nổ, đạt tiêu chuẩn an toàn A1
- Là môi chất lạnh HFC hàng đầu để thay thế cho Gas Dupont R12
Dầu nhờn khuyên dùng: PAG (Polyalkylene Glycol Oil)
Xuất Xứ: USA
Trọng lượng: 30Lb (13.62 Kg)
Bảo quản: Nhiệt độ bình thường 

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

0987 667 665 - Cung cấp các loại Gas Dupont R134a, Dupont R410, Dupont 404, Forane R134a...Giá tốt nhất hiện nay

Mr Tuyền: 0987 667 665 - Chuyên cung cấp các loại gas lạnh giá tốt nhất tại mọi thời điểm, giao hàng miễn phí tận nơi cho quý khách hàng....








TT- Nhà phân phối chính thức sản phẩm Gas lạnh DuPont- Mỹ với các dòng gas lạnh như SUVA R134a dùng cho tủ lạnh và xe du lịch, gas lạnh Freon 22, gas SUVA 410a dùng cho máy điều hoà, gas Dupont SUVA 404 dùng trong hệ thống lạnh công nghiệp, kho lạnh công nghiệp, kho cấp đông....
Với phương châm "Chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý, tuyệt đối an toàn cho người sử dụng"tất cả vì sự ổn định và phát triển bền vững của khách hàng, anh chị sẽ thực sự hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.


Quý khách có nhu cầu về sản phẩm gas lạnh, xin vui lòng liên hệ:
Mr Tuyền - TP Kinh Doanh0987.667.665


Mobile: 0987.667.665
Skype: Xeviet_org
Website: Xeviet.orghttp://quangtuyengs.blogspot.com/

Email: quangtuyengs2012@gmail.comhttp://quangtuyengs.blogspot.com/

Công ty sẽ gửi bảng báo giá cụ thể đến quý khách
Rất mong được hợp tác với quý khách hàng.........

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Máy lạnh ô tô/ Điều hòa ô tô: Tại sao Hạt hút ẩm lại chui được ra khỏi phin lọc ga?

Hỏi:  Trong một số bài viết, Mr Tuyền có nêu ra một số trường hợp: hạt hút ẩm chui ra khỏi phin lọc ga, làm tắc một số bộ phận của hệ thống điều hòa như ống dẫn ga, van tiết lưu, dàn nóng, dàn lạnh… dẫn tới hỏng lốc nén. Xin Mr Tuyền cho biết nguyên nhân và cách đề phòng ?

Mr Tuyền: Như đã trình bầy ở một số bài viết trước đây, hiện tượng hạt hút ẩm chui khỏi phin lọc ga, đi vào các bộ phận của hệ thống điều hòa ô tô, gây tắc và dẫn đến hỏng lốc nén không còn là trường hợp hãn hữu.
Như tên gọi của nó, hạt hút ẩm có chức năng hút và lưu giữ lại nước/ hơi nước có trong hệ thống điều hòa ô tô. Hạt hút ẩm dùng cho điều hòa ô tô thường có đường kính  khoảng từ 1,0 đến 2,5 mm và được đặt trong phin lọc ga. Để hạt hút ẩm không  tự do di chuyển trong hệ thống điều hòa, đối với loại phin lọc ga rời,  người ta cho hạt hút ẩm vào  trong một khoang; khoang này được tạo bởi  2 vách thép tròn đột lỗ và lớp sợi ép  - vừa có nhiệm vụ lọc ga vừa  ngăn không cho hạt hút ẩm thoát ra ngoài ( hình 1 ); 



                    Hình 1. Kết cấu phin lọc ga rời
Đối với các xe ô tô đời mới sử dụng loại phin lọc liền với dàn nóng, người ta cho hạt hút ẩm vào trong một cái túi dài làm từ loại vải đặc biệt và được khâu kín 2 đầu ( hình 2 ). Từ các hình chụp cho thấy, vật liệu để ngăn hạt hút ẩm  được làm bằng sợi ép hoặc vải nên vẫn có khả năng bị lão hóa; ngoài ra, độ dầy  của lớp sợi ép / vải lọc tương đối khiêm tốn. 


                   Hình 2. Túi hạt hút ẩm sử dụng cho loại phin liền dàn nóng
Trong thực tế, phần lớn các trường hợp hạt hút ẩm  chui ra khỏi phin lọc, làm tắc các bộ phận, gây hỏng lốc nén…là do phin lọc ga sử dụng quá lâu, không được thay mới, mà cụ thể là: 
-         Lớp sợi ép/ vải lọc, chỉ may túi của phin lọc do sử dụng quá lâu, bị mục nát, mất khả năng chặn hạt hút ẩm chui ra ngoài;
      -     Lượng nước  tích tụ trong  hạt hút ẩm đạt đến mứcgiới hạn, không có khả thu nhận thêm nước và trong trường hợp cá biệt, khi sử dụng loại ga lạnh/ dầu lạnh không đúng chủng loại được nhà sản xuất quy định, hạt  có thể bị vỡ vụn thành bột, chui  qua lớp sợi ép/ vải lọc ra ngoài. 

                     Hình 3. Hạt hút ẩm gây tắc, dẫn đến hỏng lốc nén
Để phòng ngừa hiện tượng hạt hút ẩm chui khỏi phin lọc ga, gây tắc, dẫn đến hỏng lốc nén cần thực hiện một số  việc sau:
-         Thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ đối với hệ thống điều hòa ô tô
-         Thay mới phin  lọc ga trong các trường hợp sửa chữa, bảo dưỡng phải thay mới ga lạnh hoặc dầu lạnh
-         Đối với xe sử dụng loại phin lọc liền với dàn nóng, khi thay túi  hạt hút ẩm, cần kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật cũng như việc lắp đặt cụm lưới lọc trước khi vặn nắp đậy phin.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa hạt hút ẩm chui ra khỏi phin gây tắc và làm hỏng lốc nén hệ thống điều hòa ô tô, để bạn nghiên cứu, tham khảo


“Bắt bệnh” cho điều hòa xe hơi

 “Bắt bệnh” cho điều hòa xe hơi

 - Hiểu rõ những "bệnh" thường gặp và cách sử dụng hợp lý sẽ giúp các chủ xe tiết kiệm một khoản tiền lớn cho việc sửa điều hòa.

Như các bạn đã biết, mục đích trang bị điều hòa cho xe hơi là để lọc sạch không khí và duy trì nhiệt độ thích hợp bên trong ôtô. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng và bảo dưỡng hệ thống điều hòa sao cho đúng. Chính việc thiếu kiến thức trong sử dụng và bảo dưỡng điều hòa đã khiến nhiều người tốn kém không ít tiền của cũng như thời gian khi phải đưa xe đến các gara. Sau đây, AutoPro xin gửi tới các bạn một số cách cơ bản để sử dụng và “bắt bệnh” điều hòa.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống điều hòa

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa xe hơi.
Khi bạn bật hệ thống điều hòa không khí trên xe hơi, chất làm lạnh sẽ được nén ở nhiệt độ cao rồi chuyển đến dàn nóng (bộ ngưng tụ). Tại đây, chất làm lạnh được quạt hạ nhiệt rồi ngưng tụ thành thể lỏng và lưu thông tới phin lọc trước khi phun vào giàn lạnh (bộ bốc hơi) qua van tiết lưu. Cuối cùng, quạt lồng sẽ thổi không khí lạnh vào cabin và môi chất lạnh (gas) lại được hút trở lại máy nén.
Hệ thống điều hòa ôtô luôn có những kẻ thù cần tránh xa hoặc loại bỏ, điển hình như chất ẩm ướt, bụi bẩn, không khí, cao su, mảnh vỡ kim loại và dầu bôi trơn không đúng loại. Phần lớn các yếu tố trên đều gây tắc nghẽn, hình thành axít và làm giảm hiệu suất làm lạnh của điều hòa. Chúng sẽ xâm nhập vào hệ thống điều hòa khi có một bộ phận nào đó bị hỏng hóc hoặc do va đập. Bên cạnh đó, quá trình sửa chữa thiếu kỹ thuật và chính xác cũng là nguyên nhân khiến điều hòa bị “kẻ thù” tấn công.
Khi sử dụng điều hòa lâu ngày, bụi bẩn bám vào lưới lọc và quạt gió, từ đó gây tắc nghẽn khiến hơi lạnh không vào được cabin xe. Trong trường hợp này, bạn có thể giải quyết bằng cách vệ sinh lưới lọc. Qua tham khảo tại một số gara, việc vệ sinh lưới lọc chỉ tốn khoảng 20.000 – 50.000 VNĐ.
Sau khi mở cốp trước và tháo ốc vít...

... bạn sẽ thấy ngay lưới lọc.
Nếu sau khi vệ sinh lưới lọc mà không thấy tiến triển, bạn nên đưa xe tới gara để kiểm tra dây cao áp và dây thấp xem có hoạt động bình thường hay không. Nếu chúng vẫn hoạt động tốt, bạn hãy tiến hành bảo dưỡng dàn nóng/lạnh của hệ thống điều hòa. Chi phí cho việc thay thế dàn nóng/lạnh dao động trong khoảng từ 1,5 – 20 triệu đồng.
Hệ thống điều hòa hoạt động bình thường nhưng không tỏa hơi mát
Vệ sinh lưới lọc, dàn nóng và dàn lạnh cũng là cách giải quyết cho vấn đề này. Nếu vệ sinh mà vẫn không có kết quả, bạn nên nghĩ đến nguyên nhân thiếu môi chất làm lạnh hoặc doăng cao su bị hở. Việc dây đai dẫn động lốc máy lạnh bị trượt là hiện tượng không tránh khỏi khi xe đã sử dụng lâu năm.
Cách khắc phục phù hợp là thay dây đai hoặc nạp thêm chất lạnh cho hệ thống điều hòa. Giá thành cho việc nạp môi chất lạnh bắt đầu từ 150.000 – 200.000 VNĐ. Trong khi đó, nếu nạp lại toàn bộ môi chất lạnh, bạn sẽ phải chi số tiền khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ.
Trong trường hợp xấu nhất, bạn sẽ phải thay hệ thống máy nén. Giá bán của một chiếc máy nén cũ đã qua sử dụng dao động từ 2 – 5 triệu đồng. Máy nén mới có giá bán thay đổi tùy theo từng loại xe khác nhau, từ 5 triệu đối với ôtô bình dân cho đến vài chục triệu cho một chiếc xế hộp hạng sang.
Hệ thống điều hòa bốc mùi khó chịu
Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hòa bốc mùi khó chịu, bao gồm bụi bẩn trên lưới lọc, quạt gió và thói quen hút thuốc lá, ăn uống trong xe hoặc mồ hôi bám khắp nơi. Bạn nên tiến hành vệ sinh lưới lọc và cabin bằng hóa chất chuyên dụng để triệt tiêu hiện tượng này.
Sử dụng điều hòa hợp lý và đúng chế độ không những giúp bạn đảm bảo sức khỏe, kéo dài tuổi thọ các thành phần điện mà còn tiết kiệm xăng đáng kể.
Bật tắt công tắc A/C hợp lý

Công tắc A/C
Khi bạn bật công tắc A/C, hệ thống làm lạnh sẽ lập tức hoạt động. Tuy nhiên, hãy nhớ chỉ bật công tắc trên sau khi đã khởi động máy và tắt đi trước khi ngắt động cơ. Thêm vào đó, đừng bật chế độ làm lạnh cao ngay khi xe vừa di chuyển vì làm như vậy, xe phải chịu tải lớn hơn và gây hư hại bình điện. Hơn nữa, cần đảm bảo các cửa kính đã được đóng kín để tránh lãng phí hơi lạnh ra bên ngoài và tiêu tốn nhiên liệu.
Chọn chế độ tùy thuộc vào môi trường bên ngoài
Bạn nên sử dụng điều hòa tuần hoàn (gió trong) khi di chuyển trong thành phố, nhất là tại Việt Nam vì môi trường có nhiều khói bụi. Nếu sử dụng chế độ điều hòa tự nhiên (gió ngoài), màng lọc và dàn lạnh phía đầu xe sẽ hút bụi bẩn hoặc thậm chí cả xác côn trùng, từ đó gây ảnh hưởng đến lượng nhiệt lạnh sinh ra trong cabin.

Chọn chế độ điều hòa phù hợp với môi trường bên ngoài.
Tại Việt Nam, khi đi đường dài, bạn nên sử dụng thêm gió ngoài để giúp người ngồi trong xe thoải mái và dễ thở hơn.
Ngoài ra, khi di chuyển xe trong điều kiện trời mưa, bạn nên sử dụng gió trong để tránh tình trạng không khí ẩm lọt vào và gây đọng nước trong cabin. Nếu thấy hiện tượng kính bị mờ làm giảm tầm nhìn, lập tức bật A/C chế độ sấy kính. Nếu đi qua vùng ngập hay vũng nước, hãy tắt hệ thống điều hòa đồng thời hạ kính để tránh tình trạng quạt điều hòa bị kẹt bởi rác bẩn và gây hiện tượng cháy cầu trì. Hơn nữa, bụi bẩn sẽ bít nghẽn lưới lọc và van tiết lưu, từ đó tạo chất phản ứng sản sinh axít gây mài mòn.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Khi bật máy lạnh, cửa gió bên lái mát, các cửa giữa vừa vừa, của bên phụ chỉ có gió nóng.

Hỏi: Mới đây,  ở xe ô tô của tôi, khi  bật máy lạnh thì  thấy cửa gió bên lái thổi ra gió lạnh, gió ở các cửa giữa vừa vừa, còn cửa bên phụ chỉ có gió nóng. Kiểm tra ở khoang máy, tôi thấy li hợp của lốc vẫn hút và lốc nén vẫn quay. Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục ?

Mr Tuyền  Đối với hệ thống điều hòa ô tô, khi  bật công tắc AC,  nếu  thấy: ở một cửa gió thổi ra gió lạnh; còn ở các cửa khác, gió thổi ra không lạnh  -  thì phần lớn cá trường hợp là do công suất lạnh của hệ thống điều hòa ô tô  đã bị suy giảm nghiêm trọng
Trong thực tế, việc suy giảm công suất lạnh ở hệ thống điều hòa ô tô chủ yếu là do hệ thống điều hòa của xe không được bảo dưỡng đầy đủ theo định kỳ và có một trong số các nguyên nhân trực tiếp sau đây:
-        Hệ thống điều hòa của xe  đang bị thiếu nhiều ga lạnh;
-        Lốc nén bị hư hỏng, mài mòn, tụt hơi;
-        Việc giải nhiệt cho dàn nóng ( dàn ngưng ) không đảm bảo;
-        Nghẽn, tắc  nghiêm trọng trong hệ thống lạnh;
          ………
         Trên đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng hệ thống điều hòa ô tô của bạn  chỉ  có cửa gió bên lái thổi ra gió lạnh, còn các cửa khác không có gió lạnh.  Khi gặp hiện tượng như vậy, bạn cần đưa xe đến cơ sở chuyên về điện lạnh ô tô để được kiểm tra, xử lý.    

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Để tiết kiệm nhiên liệu thì mở cửa sổ hay bật điều hòa ?

Hỏi: Tôi mới mua ô tô nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Một số bạn bè  khuyên tôi: khi lái xe trên đường cao tốc, vào những ngày khô ráo thì không nên bật điều hòa mà nên hạ tất các cửa sổ xuống cho đỡ tốn nhiên liệu. Xin hỏi như vậy có đúng không ?

Mr Tuyền:  Về lý thuyết, mức tiêu thu nhiên liệu của  xe ô tô phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: trọng lượng của xe, hệ số cản khí động học, hệ số cản lăn giữa mặt đường và bánh xe, kỹ năng điều khiển xe của người lái, số lượng và loại thiết bị phụ trợ  được sử dụng  ( điều hòa nhiệt độ, đèn , ti vi )……Trong thực tế, một số người thì thích làm mát bằng cách sử dụng điều hòa nhiệt độ vì nghĩ rằng: tốn chút nhiên liệu nhưng sướng cái thân; ý kiến khác lại cho rằng,  khi mở cửa sổ, tuy có làm tăng hệ số cản khí động học của xe,  dẫn tới việc tăng mức tiêu thụ nhiên liệu của xe nhưng không đáng kể so với lượng nhiên liêu phải cấp cho hệ thống điều hòa nhiệt độ….

Để giải đáp câu hỏi này Hiệp hội kỹ sư ô tô Mỹ  (SAE ) đã tiến hành thử nghiệm tính kinh tế nhiên liệu của xe ô tô đóng cửa sổ và bật điều hòa so với xe không bật điều hòa  nhưng  hạ kính cửa sổ. Việc thử nghiệm được tiến hành tại phòng thử nghiệm khí động học của hãng General Motor; xe thử nghiệm gồm 2  loại:  xe Sedan  trang bị động cơ V8 có dung tích  là 4,6 lít và xe  SUV động cơ V8 với dung tích 8,8 lít.
Kết quả thử nghiệm cho thấy: Xe không bật điều hòa + hạ kính cửa sổ  có mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn  so với xe bật điều hòa nhiệt độ + đóng cửa sổ !
Khi hạ kính cửa sổ, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe Sedan tăng thêm 20 % , còn của xe SUV tăng 8 %.
Ở tốc độ 88,5 km/h, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe hạ kính cửa sổ tăng tối thiểu  20 % trong khi đó xe bật điều hòa nhiệt độ chỉ tăng khoảng 10 %.

Nói tóm lại, hạ kính cửa sổ sẽ làm tăng hệ số cản khí động học của ô tô. Khi xe chạy với tốc độ lớn, phần nhiên liệu cung cấp cho động cơ để thắng sức cản khí động học do việc hạ kính cửa sổ không hề nhỏ. Việctắt điều hòa nhiệt độ và hạ kính cửa sổ không những không có tác dụng tiết kiệm nhiên liệu mà còn  có thể đưa thêm bụi bẩn vào trong xe


Trên đây một số thông tin  liên quan đến mức tiêu thụ nhiên liệu của xe ô tô khi mở cửa sổ so với xe bật điều hòa nhiệt độ  để bạn xem xét, tham khảo.

Máy lạnh ô tô/ Điều hòa ô tô: bật máy lạnh khi xe đỗ tại chỗ - tốn bao nhiêu xăng ?

Hỏi: Nổ máy đứng một chỗ, bật điều hòa thì tốn bao nhiêu xăng ?


Mr Tuyền:  Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra. Tuy nhiên, trong thực tế không có một con số chung cho mọi loại xe vì mức tiêu thụ nhiên liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: dung tích động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe, chủng loại và công suất của  thiết bị điều hòa nhiệt độ lắp trên xe ….

Ở Việt Nam, đến nay  chưa thấy có nghiên cứu nào về vấn đề này. Vừa qua, chúng tôi có tìm được tài liệu do Chris Mcclanahan công bố * về mức tiêu thụ nhiên liệu của xe  Honda Civic đời 2002 khi đỗ tại chỗ, có  và không sử dụng điều hòa nhiệt độ. Việc thử nghiệm của tác giả được tiến hành bằng thiết bị đo mức tiêu thụ nhiên liệu MP Guino, khi cho xe làm việc ở các chế độ khác nhau:

-         Không bật AC + Quạt gió ở số nhỏ nhất;

-         Không bật AC + Quạt gió ở số to nhất;

-         Bật AC + Quạt gió ở số nhỏ nhất;

-         Bật AC + Quạt gió ở số to nhất;

-         Không bật quạt gió.

Ngoài ra, các nội dung vừa nêu ở trên  còn được lần lượt thực hiện ở 2 chế độ  lấy gió khác nhau:

-         Tuần hoàn gió trong;

-          Lấy gió từ bên ngoài.



















Trong hình  cho thấy, ở chế độ tuần hoàn gió trong, khi không bật AC  và  chỉ bật quạt gió,  mức tiêu thụ nhiên liệu của xe dao động trong khoảng từ 0,21 đến 0, 23  Gallons/ giờ ( xấp xỉ 0,8  đến 0,9  lít/giờ ); khi bật AC và cho quạt gió hoạt động, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe trong khoảng từ 0,30 đến 0, 33 Gallons/ giờ ( xấp xỉ 1,13 đến 1,25 lít/giờ ). Như vậy ta có thể thấy: Xe đỗ tại chỗ, dù bật AC hay không thì mức tiêu thụ nhiên liệu  khi  quạt gió chạy ở số to nhất nhiều hơn so với  khi chạy ở số nhỏ nhất - khoảng 10%;  Khi  sử dụng điều hòa thì mức tiêu thụ nhiên liệu tăng thêm khoảng  1,5 lần so với khi không sử dụng điều hòa. 

Ở chế độ lấy gió từ bên ngoài,  mức tiêu thụ nhiên liệu  cũng có xu hướng tương tự như vừa trình bầy. Tuy nhiên, mức tiêu thụ nhiên liệu khi bật AC và lấy gió từ bên  ngoài  cao hơn hẳn so với  khi bật AC và  tuần hoàn gió trong.



Trên đây là một số thông tin liên quan đến mức tiêu thụ nhiên liệu của xe khi đỗ tại chỗ và bật điều hòa để bạn tham khảo cũng như có thể  căn cứ vào đó để có cách thức sử dụng dụng phù hợp với chiếc xe của mình.

* Tài liệu tham khảo:

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Máy lạnh ô tô/ điều hòa ô tô: Nước điều hòa làm ướt sàn xe

Máy lạnh ô tô/ điều hòa ô tô: Nước điều hòa làm ướt sàn xe.


Hỏi: Gần đây, mỗi khi  sử dụng điều hòa ô tô thì sau đó sàn  và tấm trải sàn xe bị sũng nước. Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục ?


Mr Tuyền:  Như chúng ta đều biết, trong không khí luôn có một lượng hơi nước nhất định  và khi gặp lạnh nó sẽ ngưng tụ thành dạng lỏng.  Ở ô tô, khi không khí khi đi qua dàn lạnh sẽ được làm mát xuống nhiệt độ thấp và khi đó, một phần hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ, đọng lại trong hộp chứa dàn lạnh. Để  cho nước điều hòa ô tô không bị tràn chảy vào trong xe, phần bên dưới của hộp chứa dàn dàn lạnh thường được thiết kế giống như một khay hứng  có vòi cao su xuyên đi qua lỗ ở vách trước, dẫn nước ra ngoài. Việc nước điều hòa làm ướt sàn xe ô tô của bạn có thể do các nguyên nhân sau đây:


-        Hộp chứa dàn lạnh hoặc dàn lạnh sau khi sửa chữa, bảo dưỡng lắp đặt sai: lắp lại cho đúng;

-        Hộp chứa dàn lạnh bị rạn, nứt: sửa chữa, hàn lại;-        Ống cao su bị thủng, rách: thay ống cao su  mới;

-        Ống bị gập lại hoặc bị kẹp giữa hộp  lạnh và vách trước : lắp lại ống;

-        Ống thoát nước bị tắc do đất bụi: Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra xem dàn lạnh và hộp chứa dàn của bạn có bị bẩn không. Nếu bẩn thì  ngoài việc thông ống cao su thoát nước bạn cần đưa xe đi bảo dưỡng, vệ sinh hộp và dàn lạnh ( việc kiểm tra và vệ sinh dàn lạnh có thể dùng thiết bị rửa nội soi, không cần phải tháo tablo.


        Trên đây là một số nguyên nhân và các khắc phục liên quan đến hiện tượng nước điều hòa ô tô chảy ướt sàn xe để bạn tham khảo và xử lý.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Thói quen xấu khiến điều hòa ô tô mau hỏng

Thói quen cứ vào xe là bật điều hòa (Nút A/C) ở mức cao để mau làm lạnh cho xe của nhiều người là một trong những hành vi dễ làm hư hại tới bình điện bởi điều này khiến động cơ xe phải chịu tải lớn khi đang khởi động.Do đó, khi khởi động động cơ, bạn không nên bật điều hòa cũng như các thiết bị điện khác mà nên hạ kính xuống và bật quạt gió ở số 1 để hơi nóng trong xe thoát ra. Khi vòng tua của động cơ đã ổn định lúc này bạn có thể bật điều hòa (Nút A/C) và sau đó điều chỉnh mức quạt gió để tạo độ lạnh sao cho vừa ý.
Thói quen xấu khiến điều hòa ô tô mau hỏng
Chăm và sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp xe bạn bền, khỏe và luôn mát. Ảnh Khánh Hòa
Giúp xe tránh nóngBảo dưỡng điều hòa thường xuyênDo đó, sau vài tháng sử dụng (khoảng thời gian này tùy thuộc vào mức độ cũng như điều kiện bạn sử dụng xe), bạn cần vệ sinh lưới lọc và thay thế nếu cần. Bạn có thể tự mình làm sạch hoặc đưa xe ra các gara, đại lý để vệ sinh lưới lọc với chi phí từ 50.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng.Do đó, sau vài tháng sử dụng (khoảng thời gian này tùy thuộc vào mức độ cũng như điều kiện bạn sử dụng xe), bạn cần vệ sinh lưới lọc và thay thế nếu cần. Bạn có thể tự mình làm sạch hoặc đưa xe ra các gara, đại lý để vệ sinh lưới lọc với chi phí từ 50.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng.Tùy theo đều kiện vận hành trong thành phố hay trên đường cao tốc mà bạn chọn chế độ lấy gió trong hoặc ngoài. Bình thường bạn nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí, chỉ nên lấy gió trong khi mới bật điều hòa A/C để không khí bên trong xe nhanh được làm lạnh.   Để tránh điều hòa khỏi quá tải và không làm nội thất trong xe nhanh hỏng, bạn nên lưu ý giúp xe tránh nóng bằng cách đỗ xe nơi râm mát, dưới tán cây hoặc có bạt phủ để che nắng.   Trong trường hợp bất khả kháng phải đỗ xe ở nơi không có bóng mát, khi trở lại xe bạn nên mở tất cả các cửa xe ra để nhiệt độ bên trong xe và bên ngoài cân bằng nhau (nếu cần bạn có thể bật thêm quạt gió để cho nhanh cân bằng giữa nhiệt độ bên trong và bên ngoài).Sau khi nhiệt độ bên trong xe và bên ngoài đã cân bằng thì bạn mới lên xe, đóng tất cả các cửa và bắt đầu khởi động xe.Giống như điều hòa trong nhà, hệ thống điều hòa trên xe cũng bị bụi bẩn bám vào lưới lọc và quạt gió từ đó gây tắc nghẽn khiến hơi lạnh không vào được cabin xe.
Bên cạnh việc làm sạch lưới lọc, bạn cũng nên kiểm tra dây cao áp, dây thấp và bảo dưỡng dàn nóng/lạnh của hệ thống điều hòa đồng thời bổ sung môi chất làm lạnh nếu bị hao hụt.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Điều hòa xe ôtô, những điều có thể bạn chưa biết

Hiện tượng mờ kính, chảy nước hoặc có mùi có thể xảy ra khi bạn dùng điều hòa xe trong một số điều kiện thời tiết nhất định. Làm thế nào để sử dụng đúng và lâu bền tiện ích không thể thiếu này?
Những thông tin sau của các chuyên gia Ford Việt Nam có thể sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống điều hòa trên xế yêu của bạn:
- Hiện tượng mờ kính/đọng sương trên xe: Đây là hiện tượng thường gặp trong điều kiện khí hậu ẩm ướt hoặc khi  bật chế độ sưởi. Điều này không phải là dấu hiệu của sự hư hỏng mà do không khí ẩm bị làm lạnh đột ngột. Khi xe bị đọng sương trên  kính chắn gió trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, bạn nên bật điều hòa và lấy gió ngoài để loại bỏ dần hiện tượng trên. Còn trong điều kiện thời tiết lạnh, bạn nên xoay công tắc chọn chế độ thổi gió  đến vị trí sấy kính và hướng xuống sàn để giải quyết vấn đề đọng sương gây mờ kính.
Điều hòa xe ôtô, những điều có thể bạn chưa biết
- Mờ các kính cửa sổ: Bạn có thể bật điều hòa để làm khô không khí. Tuy nhiên, bạn không nên điều chỉnh cửa gió chĩa thẳng vào kính cửa sổ và cũng không nên sử dụng vị trí tuần hoàn gió trong, trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc có mưa.
- Hơi nước đọng trên cửa gió điều hòa: Bạn không nên đóng chặt các cửa gió khi bật điều hòa (ở chế độ lạnh).
Hiện tượng nước chảy ra từ ống thoát nước điều hòa phía dưới gầm xe: Đây là một hiện tượng bình thường khi điều hòa hoạt động. Lượng hơi nước trong không khi gặp lạnh đột ngột và ngưng tụ lại thải ra ngoài qua hệ thống ống dẫn.
- Mùi điều hòa: Xe không sử  dụng một vài ngày hoặc những ngày thời tiết nắng nóng. Trước khi sử dụng nên nổ máy bật điều hòa ở quạt gió tốc độ cao nhất và hạ các kính cửa khoảng 3 phút. Sau đó chuyển về chế độ mong muốn.
- Khi đỗ xe qua đêm nên gạt về chế độ lấy gió trong, tránh côn trùng có thể chui vào bên trong và chết ở trong đó để lại mùi hôi hoặc gây hỏng một số chi tiết

Hiểu đúng về điều hòa ôtô

Dù bạn quan sát thấy rằng puly quay liên tục, nhưng thực tế không phải lúc nào máy nén cũng làm việc. Điều này có được là nhờ một ly hợp điện từ gắn trên puly.
Trục khuỷu động cơ dẫn động bánh đai (puly) máy nén của hệ thống điều hòa thông qua một dây đai cao su biên dạng hình thang hoặc hình răng lược. Ngay khi động cơ bắt đầu quay, puly máy nén cũng quay theo. Nhưng khi đó máy nén vẫn chưa làm việc. Bởi lẽ khi lái xe không phải lúc nào bạn cũng cần đến điều hòa.
Cấu tạo máy nén (lốc)
Cấu tạo máy nén (lốc).
Mùa hè oi bức mới là lúc máy nén phát huy công dụng. Bật công tắc A/C, rơ-le ly hợp đóng, dòng điện chạy qua cuộn dây nằm trong puly tạo thành một nam châm điện. Lực từ trường di chuyển đĩa ép dính chặt puly. Lực ma sát phát sinh tại bề mặt tiếp xúc truyền mô-men xoắn từ puly làm quay trục máy nén. Kèm theo đó, thiết bị động cơ bù ga hoạt động, động cơ rú lên một tiếng, vòng tua tăng sau đó giảm, đó chính là hiện tượng cho thấy máy nén bắt đầu làm việc
Ly hợp điện từ được ghép lồng vào trong buly máy nénhttp://quangtuyengs.blogspot.com/
Ly hợp điện từ được ghép lồng vào trong puly máy nén. Các chi tiết thứ tự từ trái trang phải: Đĩa ép ly hợp - Puly - Nam châm điện.
Tuy vậy, bật nút A/C đôi khi lốc cũng không hoạt động. Áp suất môi chất thấp hơn bình thường, điều kiện bôi trơn máy nén không đảm bảo và có nguy cơ bị kẹt, hoặc áp suất môi chất quá cao, một số chi tiết trong chu trình làm lạnh có thể bị phá hỏng.
Công tắc điều khiển áp suất ngắt dòng điện chạy qua rơ-le, ly hợp nhả và máy nén dừng làm việc. Trường khác, khi nhiệt độ giàn lạnh giảm quá giới hạn cho phép, một công tắc nhiệt bố trí trên nó sẽ phát đi tín hiệu cắt ly hợp và kết quả là trục lốc máy không còn kết nối với bánh đai nữa.
Máy nén là thiết bị ngốn nhiều năng lượng nhất trong hệ thống điều hòa, chính bởi thế khi chạy xe mà điều hòa ở chế độ A/C động sẽ tiêu tốn nhiều xăng hơn.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Nạp ga lạnh R12 hay gas Dupont R134a


Hỏi: Nạp ga lạnh R12  cho hệ thống điều hòa ô tô được nhà sản xuất xe thiết kế, chế tạo để sử dụng ga lạnh R134a có hại  không ?

Trả lời: Ga lạnh sử dụng cho hệ thống điều hòa ô tô/ máy lạnh ô tô  là ga R 134a hoặc là R12 ( đối với các xe đời cũ ). Do ga R12 có ảnh hưởng xấu đến tầng Ozon bao bọc xung quanh trái đất nên từ khoảng  20 năm trở lại đây, ở hầu hết các nước trên thế giới người ta đã chuyển sang sử dụng ga R134a cho hệ thống máy lạnh ô tô. Từ gần 10 năm về trước, Việt Nam đã đưa ra lộ trình loại bỏ dần ga lạnh R 12 và từ 01/01/2010 đã cấm nhập khẩu  hoàn toàn ga lạnh R 12. Thực hiện quy định này, các nhà sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô ở Việt Nam từ lâu đã chỉ lắp ráp và nhập khẩu loại xe sử dụng ga R134a. http://quangtuyengs.blogspot.com/Tuy nhiên, do ga R12 có giá mua vào rất thấp nên trong thực tế hiện nay vẫn có một số cơ sở sửa chữa máy lạnh ô tô tiếp tục mua và nạp loại ga này cho xe, trong đó có nhiều xe đắt tiền được nhà sản xuất xe thiết kế, chế tạo chỉ để sử dụng ga lạnh R 134a. Theo khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế thì  việc nạp ga R12 cho hệ thống điều hòa ô tô được thiết kế để sử dụng ga R134a là điều cấm kỵ  vì nó có thể dẫn đến một số hệ lụy sau:
-         Làm ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ, tính năng công tác cũng như đặc tính kỹ thuật của hệ thống lạnh;
-         Làm dầu bôi trơn bị biến chất, vón cục đặc biệt là  loại dầu gốc PAG  ( loại dầu đang được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các loại xe ô tô sản xuất và nhập khẩu mới hiện nay ), dẫn tới bó kẹt, hỏng lốc nén ( đầu lạnh ), gây  tắc trong hệ thống lạnh…;
-         Làm hỏng ống dẫn, gioăng, phớt cao su, nhựa dẻo - dẫn tới hiện tượng rò rỉ  ga lạnh/ dầu lạnh;
-         Làm tăng tốc độ phá hủy tầng Ozon;
-         Tăng chi phí cho việc sửa chữa, súc rửa lại hệ thống điều hòa;

Từ phần vừa trình bầy, người sử dụng xe cần cẩn trọng hơn trong  việc lựa chọn nơi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô của mình đặc biệt là cần nạp đúng loại ga lạnh đã được nhà sản xuất xe quy địnhloại ga lạnh ghi trên tem của nhà sản xuất dán trong khu vực khoang động cơ hoặc bên dưới nắp capo).