Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Điều hòa xe ôtô, những điều có thể bạn chưa biết

Hiện tượng mờ kính, chảy nước hoặc có mùi có thể xảy ra khi bạn dùng điều hòa xe trong một số điều kiện thời tiết nhất định. Làm thế nào để sử dụng đúng và lâu bền tiện ích không thể thiếu này?
Những thông tin sau của các chuyên gia Ford Việt Nam có thể sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống điều hòa trên xế yêu của bạn:
- Hiện tượng mờ kính/đọng sương trên xe: Đây là hiện tượng thường gặp trong điều kiện khí hậu ẩm ướt hoặc khi  bật chế độ sưởi. Điều này không phải là dấu hiệu của sự hư hỏng mà do không khí ẩm bị làm lạnh đột ngột. Khi xe bị đọng sương trên  kính chắn gió trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, bạn nên bật điều hòa và lấy gió ngoài để loại bỏ dần hiện tượng trên. Còn trong điều kiện thời tiết lạnh, bạn nên xoay công tắc chọn chế độ thổi gió  đến vị trí sấy kính và hướng xuống sàn để giải quyết vấn đề đọng sương gây mờ kính.
Điều hòa xe ôtô, những điều có thể bạn chưa biết
- Mờ các kính cửa sổ: Bạn có thể bật điều hòa để làm khô không khí. Tuy nhiên, bạn không nên điều chỉnh cửa gió chĩa thẳng vào kính cửa sổ và cũng không nên sử dụng vị trí tuần hoàn gió trong, trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc có mưa.
- Hơi nước đọng trên cửa gió điều hòa: Bạn không nên đóng chặt các cửa gió khi bật điều hòa (ở chế độ lạnh).
Hiện tượng nước chảy ra từ ống thoát nước điều hòa phía dưới gầm xe: Đây là một hiện tượng bình thường khi điều hòa hoạt động. Lượng hơi nước trong không khi gặp lạnh đột ngột và ngưng tụ lại thải ra ngoài qua hệ thống ống dẫn.
- Mùi điều hòa: Xe không sử  dụng một vài ngày hoặc những ngày thời tiết nắng nóng. Trước khi sử dụng nên nổ máy bật điều hòa ở quạt gió tốc độ cao nhất và hạ các kính cửa khoảng 3 phút. Sau đó chuyển về chế độ mong muốn.
- Khi đỗ xe qua đêm nên gạt về chế độ lấy gió trong, tránh côn trùng có thể chui vào bên trong và chết ở trong đó để lại mùi hôi hoặc gây hỏng một số chi tiết

Hiểu đúng về điều hòa ôtô

Dù bạn quan sát thấy rằng puly quay liên tục, nhưng thực tế không phải lúc nào máy nén cũng làm việc. Điều này có được là nhờ một ly hợp điện từ gắn trên puly.
Trục khuỷu động cơ dẫn động bánh đai (puly) máy nén của hệ thống điều hòa thông qua một dây đai cao su biên dạng hình thang hoặc hình răng lược. Ngay khi động cơ bắt đầu quay, puly máy nén cũng quay theo. Nhưng khi đó máy nén vẫn chưa làm việc. Bởi lẽ khi lái xe không phải lúc nào bạn cũng cần đến điều hòa.
Cấu tạo máy nén (lốc)
Cấu tạo máy nén (lốc).
Mùa hè oi bức mới là lúc máy nén phát huy công dụng. Bật công tắc A/C, rơ-le ly hợp đóng, dòng điện chạy qua cuộn dây nằm trong puly tạo thành một nam châm điện. Lực từ trường di chuyển đĩa ép dính chặt puly. Lực ma sát phát sinh tại bề mặt tiếp xúc truyền mô-men xoắn từ puly làm quay trục máy nén. Kèm theo đó, thiết bị động cơ bù ga hoạt động, động cơ rú lên một tiếng, vòng tua tăng sau đó giảm, đó chính là hiện tượng cho thấy máy nén bắt đầu làm việc
Ly hợp điện từ được ghép lồng vào trong buly máy nénhttp://quangtuyengs.blogspot.com/
Ly hợp điện từ được ghép lồng vào trong puly máy nén. Các chi tiết thứ tự từ trái trang phải: Đĩa ép ly hợp - Puly - Nam châm điện.
Tuy vậy, bật nút A/C đôi khi lốc cũng không hoạt động. Áp suất môi chất thấp hơn bình thường, điều kiện bôi trơn máy nén không đảm bảo và có nguy cơ bị kẹt, hoặc áp suất môi chất quá cao, một số chi tiết trong chu trình làm lạnh có thể bị phá hỏng.
Công tắc điều khiển áp suất ngắt dòng điện chạy qua rơ-le, ly hợp nhả và máy nén dừng làm việc. Trường khác, khi nhiệt độ giàn lạnh giảm quá giới hạn cho phép, một công tắc nhiệt bố trí trên nó sẽ phát đi tín hiệu cắt ly hợp và kết quả là trục lốc máy không còn kết nối với bánh đai nữa.
Máy nén là thiết bị ngốn nhiều năng lượng nhất trong hệ thống điều hòa, chính bởi thế khi chạy xe mà điều hòa ở chế độ A/C động sẽ tiêu tốn nhiều xăng hơn.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Nạp ga lạnh R12 hay gas Dupont R134a


Hỏi: Nạp ga lạnh R12  cho hệ thống điều hòa ô tô được nhà sản xuất xe thiết kế, chế tạo để sử dụng ga lạnh R134a có hại  không ?

Trả lời: Ga lạnh sử dụng cho hệ thống điều hòa ô tô/ máy lạnh ô tô  là ga R 134a hoặc là R12 ( đối với các xe đời cũ ). Do ga R12 có ảnh hưởng xấu đến tầng Ozon bao bọc xung quanh trái đất nên từ khoảng  20 năm trở lại đây, ở hầu hết các nước trên thế giới người ta đã chuyển sang sử dụng ga R134a cho hệ thống máy lạnh ô tô. Từ gần 10 năm về trước, Việt Nam đã đưa ra lộ trình loại bỏ dần ga lạnh R 12 và từ 01/01/2010 đã cấm nhập khẩu  hoàn toàn ga lạnh R 12. Thực hiện quy định này, các nhà sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô ở Việt Nam từ lâu đã chỉ lắp ráp và nhập khẩu loại xe sử dụng ga R134a. http://quangtuyengs.blogspot.com/Tuy nhiên, do ga R12 có giá mua vào rất thấp nên trong thực tế hiện nay vẫn có một số cơ sở sửa chữa máy lạnh ô tô tiếp tục mua và nạp loại ga này cho xe, trong đó có nhiều xe đắt tiền được nhà sản xuất xe thiết kế, chế tạo chỉ để sử dụng ga lạnh R 134a. Theo khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế thì  việc nạp ga R12 cho hệ thống điều hòa ô tô được thiết kế để sử dụng ga R134a là điều cấm kỵ  vì nó có thể dẫn đến một số hệ lụy sau:
-         Làm ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ, tính năng công tác cũng như đặc tính kỹ thuật của hệ thống lạnh;
-         Làm dầu bôi trơn bị biến chất, vón cục đặc biệt là  loại dầu gốc PAG  ( loại dầu đang được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các loại xe ô tô sản xuất và nhập khẩu mới hiện nay ), dẫn tới bó kẹt, hỏng lốc nén ( đầu lạnh ), gây  tắc trong hệ thống lạnh…;
-         Làm hỏng ống dẫn, gioăng, phớt cao su, nhựa dẻo - dẫn tới hiện tượng rò rỉ  ga lạnh/ dầu lạnh;
-         Làm tăng tốc độ phá hủy tầng Ozon;
-         Tăng chi phí cho việc sửa chữa, súc rửa lại hệ thống điều hòa;

Từ phần vừa trình bầy, người sử dụng xe cần cẩn trọng hơn trong  việc lựa chọn nơi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô của mình đặc biệt là cần nạp đúng loại ga lạnh đã được nhà sản xuất xe quy địnhloại ga lạnh ghi trên tem của nhà sản xuất dán trong khu vực khoang động cơ hoặc bên dưới nắp capo).

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Không lạnh khi xe chạy chậm hoặc dừng một chỗ


Hỏi: Tôi đang sử dụng Honda Accord đời 92’, máy móc vẫn còn rất ngon, tuy nhiên:  điều hòa ô tô  lại không lạnh khi tôi cho xe chạy chậm hoặc dừng một chỗ và chỉ lạnh được khi xe chạy với tốc độ cao?

Mr Tuyền: Trừ những trường hợp thật đặc biệt còn về nguyên tắc: khi điều hòa ô tô không bị thiếu ga và vẫn đảm bảo độ  lạnh  khi chạy với tốc độ cao chứng tỏ phần “ đầu ra “ = Dàn lạnh  của hệ thống lạnh xe của bạn vẫn còn tương đối ổn. Vấn đề còn lại ở đây là phần “ đầu vào”  =  Lốc nén  /   Dàn ngưng  ( dàn nóng ) / Quạt làm mát dàn ngưng.

Lốc nén có chức năng  hút, nén và chuyển ga lạnh lưu thông trong hệ thống điều hòa; Lưu lượng ga lạnh được bơm từ lốc phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ quay và tình trạng kỹ thuật của lốc. Ngoài ra, do lốc nén  được dẫn động bởi động cơ xe nên lưu lượng bơm của nó còn  phụ thuộc vào tốc độ quay của động cơ: động cơ quay chậm thì lưu lượng ga được bơm sẽ thấp, quay nhanh thì lưu lượng ga sẽ cao. Trường hợp, khi phần hơi của lốc nén đã kém thì nó không thể cung cấp đủ ga lạnh cho hệ thống điều hòa theo đúng yêu cầu, đặc biệt là khi động cơ xe quay với tốc độ thấp   ( thường là khi xe chạy chậm hoặc dừng ).

Dàn ngưng có chức năng hạ nhiệt độ của ga lạnh đang ở trạng thái hơi, nóng, áp suất cao khi  ra khỏi lốc nén và làm cho ga  ngưng tụ, chuyển sang dạng lỏng. Tính năng công tác của dàn ngưng phụ thuộc chủ yếu vào diện tích trao đổi nhiệt; kết cấu và tiết diện lưu thông bên trong dàn;tốc độ và lưu lượng gió thổi qua dàn…. Nếu dàn ngưng bị bẹp nan tỏa nhiệt, bẩn, tắc hoặc xe chạy chậm… thì chức năng làm cho ga lạnh ngưng tụ  của dàn  sẽ bị suy giảm.

Quạt làm mát dàn ngưng: như tên gọi của nó, quạt này có chức năng thổi gió để mát dàn ngưng. Nếu quạt bị hỏng/ sai kiểu loại/ lắp đặt không đúng… nó sẽ không thể  cung cấp đủ lượng gió cần thiết để làm mát dàn ngưng ( làm cho ga chuyển sang dạng lỏng ).

Vì vậy, trong thực tế, chỉ cần một trong ba bộ phận đầu vào vừa nêu không tốt thì hệ thống điều hòa ô tô của bạn khó có thể đạt độ lạnh cần thiết khi chạy chậm hoặc dừng một chỗ. Bạn có thể tự kiểm tra hoặc mang đến cơ sở sửa chữa điện lạnh ô tô để  được kiểm tra, tư vấn.

Mr Tuyền: 0987.667.665 -: Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Không lạnh vào ban ngày

Mr Tuyền: 0987.667.665 -  Hỏi:   Gần đây, điều hòa ô tô của tôi  chỉ lạnh được vào ban tối còn ban ngày ( lúc cần lạnh nhất ) thì chẳng lạnh gì cả. Tại sao vậy ? ...

Điều hòa ô tô/ Máy lạnh ô tô: Không lạnh vào ban ngày, chỉ lạnh vào ban tối.


Hỏi: Gần đây, điều hòa ô tô của tôi  chỉ lạnh được vào ban tối còn ban ngày ( lúc cần lạnh nhất ) thì chẳng lạnh gì cả. Tại sao vậy ?

Mr Tuyền: Về nguyên tắc, điều hòa ô tô được thiết kế, chế tạo sao cho nó có thể  đảm bảo được độ lạnh nhất định trong mọi điều kiện hoạt động, thời tiết thông thường. Việc điều hòa ô tô của bạn không đủ độ lạnh vào ban ngày và chỉ lạnh được vào ban tối    ( khi xe không  bị ánh nắng mặt trới chiếu và nhiệt độ không khí thường thấp hơn  so với ban ngày )  cho thấy công suất lạnh của hệ thống điều hòa đã bị suy giảm nghiêm trọng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc suy giảm công suất lạnh ở hệ thống điều hòa ô tô thường  gặp nhất là do hệ thống điều hòa không được bảo dưỡng định kỳ và vì vậy dẫn đến một trong số các nguyên nhân trực tiếp  sau đây:
-         Lốc nén bị hư hỏng, mài mòn, tụt hơi;
-         Việc giải nhiêt cho dàn ngưng ( dàn nóng ) không đảm bảo;
-         Việc trao đổi nhiệt ở dàn bay hơi ( dàn lạnh ) không tốt;
-         Nghẽn tắc  trong hệ thống;
-         Không đủ lượng gió thổi qua dàn bay hơi;
-         ………
Trên đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng  điều hòa ô tô của bạn  chỉ lạnh được vào ban tối, còn ban ngày thì không đủ lạnh. Vì vậy, việc  bảo dưỡng định kỳ  đối với hệ thống điều hòa ô tô là rất cần thiết. Khi gặp hiện tượng như bạn nêu, bạn cần đưa xe đến cơ sở chuyên về điện lạnh ô tô để được kiểm tra, xử lý.