Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Máy lạnh ô tô/ Điều hòa ô tô: Bật điều hòa khi không nổ máy có hại điện không


HỎI:  TÔI CHẠY XE FORD FOCUS, THỈNH THOẢNG NGỒI ĐỢI VỢ CON, KHÔNG NỔ MÁY ĐỂ TIẾT KIỆM XĂNG VÀ TỐT CHO MÔI TRƯỜNG NỮA, NHƯNG BẬT ĐIỀU HÒA CHO MÁT (KHÓA ĐIỆN Ở CHẾ ĐỘ "ON") (NGUYỄN QUANG).

Xin hỏi các bạn: Lúc đó điều hòa chạy bằng điện từ ắc-quy đúng không? Và như vậy thì có hại xe, hại ắc-quy? Có nên dùng như vậy thường xuyên không? Thân chào.

Trả lời:  Ở hệ thống điều hòa nhiệt độ nói chung, máy nén ( lốc nén, đầu lạnh ) có nhiệm vụ hút, nén và đẩy ga lạnh lưu thông trong hệ thống, còn quạt gió ở khối lạnh có chức năng thổi không khí đi qua dàn  lạnh ( tại đây không khí sẽ được làm lạnh ) và  tới các cửa gió.
Ở điều hòa nhà, toàn bộ các bộ phận như  máy nén, quạt gió…đều làm việc nhờ điện năng. Ngược lại, ở điều hòa ô tô, quạt gió làm việc nhờ điện năng từ máy phát điện / Ắc quy, còn máy nén thì lại được dẫn động trực tiếp từ động cơ xe ( trừ loại máy nén chạy điện – loại không phổ thông hiện nay và cũng không phải loại đang lắp trên xe Focus ); động cơ xe làm việc thì máy nén mới hoạt động ( xin xem hình kèm theo ).


                                                              Sơ đồ hệ thống điều hòa ô tô 

Vì vậy, ở trường hợp bạn nêu “ bật điều hòa khi không nổ máy “- hệ thống điều hòa  ô tô của bạn thực chất không hoạt động; Lúc này, do động cơ  không quay nên máy nén cũng không làm việc để hút, nén ga lưu thông trong hệ thống và chỉ có quạt gió trong cabin chạy, thổi không khí ra các cửa gió. Nếu trước khi đỗ xe, bạn đang bật điều hòa thì khi bạn vừa dừng xe, tắt máy, dàn lạnh vẫn còn lạnh nên không khí vẫn sẽ tiếp tục được làm mát thêm  một lúc và vì thế, bạn có cảm giác như hệ thống điều hòa vẫn đang hoạt động;  Sau đó, khi dàn lạnh hết lạnh thì không khí không được làm mát thêm nữa khi đi qua dàn lạnh - mọi thứ sẽ đúng như khi bạn ngồi trước một chiếc quạt đang được bật điện.
Ngoài ra, khi động cơ xe không hoạt động thì máy phát điện cũng không làm việc và ắc quy  là nguồn cung cấp điện duy nhất cho quạt gió. Việc “ bật điều hòa khi không nổ máy “  theo cách bạn trình bầy sẽ tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể từ ắc quy cho quạt gió;  nếu chạy lâu, sẽ dẫn đến việc hết điện ắc quy và không đủ điện để khởi động lại động cơ xe. Vì vậy, ta không nên sử dụng cách thức này để tiết kiệm xăng trong khi ngồi đợi vợ con.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Khi máy lạnh trên ô tô không làm việc


Việc lấy nguồn nhiệt từ bên trong xe ra bên ngoài với mục đích làm mát không khí bên trong xe ngày nay không phải là một vấn đề khó khăn nữa. Nguyên lí cơ bản được áp dụng ở đây là nguồn nhiệt được lấy ra khỏi xe dựa bởi sự truyền nhiệt và sự đối lưu.
Một giàn lạnh là một thiết bị dùng để hấp thụ nguồn nhiệt từ không khí khi đi qua nó và sau đó không khí lạnh được đẩy ra khỏi giàn lạnh, qua các lỗ thông bên trong xe bởi một quạt gió và làm mát.
Điều này được thực hiện bởi áp lực của môi chất (R134a) với một máy nén và sau đó giải phóng môi chất bên trong giàn lạnh. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho máy lạnh trên xe của bạn không hoạt động đúng mục đích hay là chỉ thổi không khí ấm thay vì thổi không khí lạnh.
Một thiết bị đo A/C cơ bản ( đo áp suất hệ thống lạnh) và một đèn test thì cần thiết là giúp ta có thể chẩn đoán hầu hết các vấn đề của máy lạnh trên xe. Luôn luôn cẩn thận khi kiểm tra một hệ thống làm lạnh, hệ thống làm lạnh bao gồm khí ga có áp lực rất cao nếu nó xì ra ngoài có thể gây bị thương.
Sử dụng tất cả những thiết bị an toàn để phòng ngừa.
Qui trình xử lí sự cố - kiểm tra căn bản.
Kiểm tra dây curoa:
Trên động cơ có sử dụng một dây curoa để cung cấp năng lượng làm quay máy nén trong hệ thống lạnh, thiết bị này về nguyên lí cơ bản nó là một máy bơm môi chất
Nếu bây giờ dây curoa này bị hỏng thì sẽ không dẫn động được máy nén, kết quả là hệ thống lạnh không hoạt động. Trong trường hợp ta kiểm tra và thay thế nó nếu cần để có thể hoạt động trở lại. Nếu dây curoa vẫn tốt ta tiếp tục tìm hiểu bước tiếp theo.
Kiểm tra khớp li hợp máy nén:
Bật công tắc máy lạnh tới vị trí “ON” và cài đặt ở vị trí lạnh nhất. Khởi động động cơ và cho động cơ hoạt động ở chế độ cầm chừng. Mở nắp capo trước xe và kiểm tra xem li hợp đằng trước của máy nén, nó có quay không?
Nếu quay nhưng môi chất trong hệ thống lạnh thấp nó sẽ không làm việc chính xác. Trong trường hợp này cần thiết phải nạp thêm môi chất làm lạnh vào trong hệ thống. Nếu môi chất trong hệ thống không đủ thì khi bật công tắc sang vị trí “ON” hoặc “OFF” nó sẽ tạo nên tiếng tít tít.
Nếu li hợp máy nén không quay ta tiến hành bước tiếp theo.

Kiểm tra các cầu chì
Kiểm tra hộp cầu chì bên dưới taplô và hộp cầu chì phân phối trung tâm bên dưới nắp capo. Thay thế các cầu chì hỏng nếu cần, sau đó kiểm tra lại hệ thống.
Nếu cầu chì mới bị hỏng khi ráp vào thì chắc chắn là do hiện tượng ngắn mạch, lúc này cần có một sơ đồ mạch điện để chẩn đoán, lần theo sơ đồ để xác định được vị trí ngắn mạch, sữa chữa nếu cần và kiểm tra lại hệ thống.


Kiểm tra sự rò rỉ của môi chất làm lạnh:
Nếu hệ thống có một rò rĩ lớn và không còn môi chất trong hệ thống nó sẽ không hoạt động nữa . Kiểm tra đầu tiên là sự ổn định áp suất khi sạc môi chất, ta nối ống màu xanh là ống có áp suất thấp vào ống có áp suất thấp trong hệ thống lạnh trên xe và kiểm tra tình trạng khi sạc. Phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài nó có thể lên khoảng 50psi-80psi

Đó là một thiết bị cần thiết để kiểm tra sự rò rĩ, nhưng nếu không có sự rò rĩ được phát hiện ra thì ta có một phương pháp khác.
Hệ thống lạnh trên xe thì được thiết kế để hoạt động cùng với dầu hòa trộn với môi chất, mục đích là bôi trơn cho cả hệ thống. Vì vậy nếu có sự rò rĩ ở một nơi nào đó thì ở đó sẽ có dầu đọng lại và bụi, các chất cặn khác sẽ đóng lại ngay đó.Ta kiểm tra tình trạng này tại tất cả các ống, máy nén, giàn ngưng ( giàn nóng), giàn lạnh và bình lọc hơi ẩm. Thay thế nếu như có một thiết bị hay một bộ phận nào đó bị hư hỏng.


Nếu hệ thống có đủ môi chất là tiến hành bước tiếp theo
Chú ý: Trước khi thay thế bất cứ một bộ phận nào trong hệ thống lạnh bạn phải hút hết môi chất lạnh trong hệ thống lạnh.

Kiểm tra sự điều khiển nhiệt độ ở các lỗ thông hơi
Các lỗ thông hơi bên trong xe thì được điều khiển bởi một dây cáp, trợ lực điện hay trợ lực chân không. Tại các cửa ra bên trong lỗ thông hơi không thực hiện đúng chức năng của nó, nó sẽ là nguyên nhân làm cho không khí ấm hơn từ nguồn nhiệt động cơ dẫn tới các lỗ thông hơi.
Để kiểm tra điều này ta khởi động động cơ và cho chạy ở chế độ cầm chừng, tiếp theo ta xoay nút “ tốc độ quạt” tới vị trí chậm nhất và xoay núm xoay “điều khiển nhiệt độ lạnh” từ vị trí nóng tới vị trí lạnh trong lúc đó thì bạn kề sát tai đến các lỗ thông.
Bạn lắng nghe sự di chuyển của cái cửa ở nguồn nóng, nó sẽ trượt từ mở tới đóng. Nếu không có tiếng động, kiểm tra sự rò rĩ chân không hoặc mô tơ ngắn mạch trong bộ trợ lực, sữa chữa sự rò rĩ hoặc thay thế mô tơ trợ lực.
Chú ý: Thường xuyên bão dưỡng hệ thống lạnh trên xe. Kiểm tra hệ thống lạnh trên xe khoảng 2 năm 1 lần.
Khởi động hệ thống lạnh trên xe một cách định kì để giữ sự bôi trơn các bộ phận trong hệ thống lạnh, tránh trường hợp để quá lâu không hoạt động. Một hệ thống lạnh, sau khi kiểm tra nên hút hết hơi ẩm bên trong hệ thống bởi máy hút chân không, sau đó nên giữ nguyên trạng thái đó ít nhất là 30 phút. Hơi ẩm bên trong hệ thống là nguyên nhân dẫn tới việc hệ thống lạnh rất nhanh hỏng.
CẢNH BÁO!
Trước khi bắt đầu công việc sửa chữa hệ thống lạnh cần thực hiện công việc hút hết môi chất lạnh bên trong hệ thống bởi máy hút ga lạnh, để tránh gây hại, bị thương cho kĩ thuật viên cũng như người xung quanh.

Phòng tránh thoái hóa máy lạnh ôtô - Mr Tuyền 0987 667 665


 Cũng như bất cứ một sản phẩm vật chất nào khác, sự thoái hóa của hệ thống máy lạnh dĩ nhiên là một điều không thể tránh được.

Nhưng, cũng như bất cứ một sản phẩm vật chất nào khác, nếu không biết cách săn sóc và bảo trì đúng mức, thì sự thoái hóa đó chắc chắn sẽ đến, và gõ vào túi tiền của chúng ta sớm hơn. Bài viết lần trước có đề cập đến một vài phương thức săn sóc bảo trì, rõ ràng là không khó, ai cũng có thể làm được. Cái khó chỉ là do không nhớ để làm mà thôi. Hôm nay, chúng ta sẽ đề cập một vài dấu hiệu tiêu biểu, cho thấy hệ thống đã có trục trặc. Nhưng trước hết, để có thể hiểu những trục trặc đó ở đâu ra, xin có một vài lời về sự vận hành của hệ thống.
Sơ đồ hệ thống máy lạnh: 1- bộ nén khí; 2- bộ kết tụ; 3- Cổng thoát; 4 - Biến hơi; 5- Máy lọc.
I. Sự vận hành hệ thống lạnh:
Ngồi trong xe, hưởng bầu khí mát mẻ dễ chịu, giữa một không gian nóng nảy như hỏa lò ở bên ngoài, ít ai nghĩ đến những gì đang xảy ra trong lòng chiếc xe để sau cùng có được kết quả đầy nhiệm màu ấy. Thực ra, nguyên lý của “phép màu” không có gì phức tạp, đó chỉ là kết quả của sự bay hơi nước, giống như mồ hôi bay hơi khi gặp gió, cho chúng ta cảm giác thoải mái trên da thịt, và khô hết... mồ hôi. Ðúng ra, phải nói rằng cơn gió tạo ra sự “cọ xát” biến đổi mồ hôi từ chất lỏng sang chất khí, cho chúng ta cảm giác dễ chịu trong tiến trình biến đổi đó.
Hệ thống máy lạnh xe hơi cũng gần giống vậy: Người ta bơm vào đó một chất lỏng, tạo điều kiện cho nó biến thành chất khí, hút lấy nhiệt và tạo sự mát mẻ dễ chịu cho chúng ta. Nhưng không giống như... mồ hôi, cái chất khí ấy quí lắm, nó thực sự biến thành hơi nhưng không thể để cho bay đi mất, nên người ta phải chế ra một qui trình khép kín để ép nó quay về, nén cho thành chất lỏng để tiếp tục sự phục vụ cho đến... đời đời, nếu chính chúng ta không dại dột để cho nó rò rỉ đi mất.
Cái chất ấy, có lúc ở thể khí có lúc ở dạng lỏng, được gọi là chất Sinh Hàn (Refrigerant), luân chuyển trong một hệ thống, bao gồm những bộ phận sau đây:
1. Bộ nén khí (Compressor): Ðược nối với trục máy bởi một dây kéo (drive belt), để khi trục máy vận hành thì bộ nén khí cũng quay theo. Khi chúng ta đưa tay vặn nút máy lạnh thì khí sinh hàn được chuyển vào bộ phận này, nén dưới một áp suất rất cao, rồi chuyển sang bộ phận kết tụ,
2. Bộ kết tụ (Condensor): Tại đây, khí sinh hàn kết thụ thành chất lỏng, hưởng gió mát từ ngoài trời thổi vào để xả bớt độ nóng đã tích lũy trong quá trình khí sinh hàn bị nén dưới áp suất rất cao trước đó.
3. Cổng thoát (Expansion Valve): Chất lỏng sinh hàn thoát qua cổng này, gặp một môi trường áp suất thấp, trở thành thể khí.
4. Biến thành hơi (Evaporator): Khí sinh hàn len lỏi qua các đường dẫn ở bộ phận bay hơi khép kín, phát sinh hơi mát, được một cánh quạt thổi vào lòng xe, biến cái xe thành một “ốc đảo thần tiên” di động giữa không gian hòa lò hừng hực hơi nóng bên ngoài. Ði hết các đường ống quanh co, luồng khí sinh hàn lại ra tới cổng thoát, trở về bộ nén... để tiếp tục qui trình phục vụ.
5. Máy lọc: Ngoài ra, các kỹ sư còn đặt thêm bộ phận Drier (5) để thanh lọc bọt khí và các chất ô nhiễm ra khỏi dòng sinh hàn trước khi cho nó đi qua cổng thoát để vào bộ phận “biến hơi.”
II. Dấu hiệu trục trặc:
Với một qui trình làm việc như trên, hệ thống máy lạnh được bảo toàn trong một vòng tròn khép kín, có tiềm năng làm việc đời đời... nếu nó không bị rã mục theo qui luật của vật chất hoặc do sự lơ đãng, sự hành hạ của chủ xe.
Trung bình chất sinh hàn trong xe bị hao hụt khoảng 15% một năm, phần lớn là do sự “không sử dụng” trong những tháng mùa Ðông. Là vì, khi không sử dụng các mối hàn trong hệ thống dễ bị rỉ mục và rữa nát. Thêm vào đó, trong lúc di chuyển, chiếc xe bị rung lắc khá nhiều, khiến các đường ống bị rung lắc theo, các “vòng nhẫn” ở các đầu nối, mối hàn... co giãn vượt quá khả năng đàn hồi rốt cuộc sẽ bị nứt, dẫn đến tình trạng rò rỉ... Sau đây là những dấu hiệu cần để ý:
1. Dấu hiệu gián tiếp:
- Ướt nền xe sau khi dùng A/C - Ðậu xe ban trưa sau khi đi ăn về, chiều ra mở cửa xe thì thấy nền xe ướt nhẹp. Ðó là do hơi nước kết tủa trong bộ phận “biến hơi” (Evaporator) lẽ ra phải được chuyền vào đường ống thoát, rồi chảy xuống sân. Nhưng sân không ướt mà sàn lại ướt, cho thấy đường thoát nước đã bị nghẹt, hoặc vỡ.
 
Bình xịt chống nấm mốc vi khuẩn phát triển trong hệ thống AC.
- Xe rung hoặc tiếng ồn bất thường mỗi khi mở máy lạnh: Có thể do máy thổi (blower) bị nghẹt hoặc xui xẻo hơn, do máy nén (Compressor) bị hư. Máy nén là bộ phận đắt tiền nhất, sự trục trặc trong máy nén có thể ảnh hưởng tai hại tới các bộ phận khác trong hệ thống AC.
- Mùi ẩm mốc trong lòng xe: Cùng với tuổi tác của cái xe, hoặc do hệ thống AC không được sử dụng thường xuyên, các loại vi trùng, nấm mốc bắt đầu phát triển chung quanh các đường ống Evaporator, phát sinh mùi ẩm mốc khó chịu, gây nhức đầu hoặc cảm giác ngầy ngật như sắp bị cảm cúm cho người ngồi trong xe. Hiện tượng này không phải là hiếm, đến nỗi người ta đã gọi nó bằng một tên phổ thông là “Sick Car Syndrome” (Hội chứng xe bịnh). Phản ứng đầu tiên của chủ xe là đặt thêm các bình dầu thơm (air freshener) trong xe. Làm như vậy thì lừa được... cái mũi, nhưng bao nhiêu vi trùng, vi khuẩn vẫn còn đó. Mặc dầu tương đối dễ trị, nhưng hiện tượng này cần phải đối phó bằng một biện pháp mạnh tay hơn: Bạn có thể mua các loại thuốc anti-bacteria đặc chế để xịt vào trong các khe thoát gió (vent) hoặc triệt để hơn nữa, phải đưa xe đến những nơi chuyên trị máy lạnh để có một “anti-bacteria treatment” đúng mức...
2. Dấu hiệu trực tiếp:
Bây giờ thì không chỉ là dấu hiệu mà rõ ràng hệ thống AC đang trục trặc, bởi vì mặc dầu đã vặn mở tới mức tối đa, bạn chỉ cảm thấy mát rất ít, hoặc tệ hơn, chẳng thấy mát gì cả.
Hiện tượng đó xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân:
- Trước hết là do bộ phận Compressor không hoạt động, do dây kéo (drive belt) nối với trục máy bị lỏng hoặc bị đứt.
- Cổng thoát (Expansion Valve) bị hư, nghẹt.
- Ống dẫn khí nghẹt.
- Chất sinh hàn hao ngót do rò rỉ...
Chờ đến khi thấy dấu hiệu bất thường hoặc hệ thống đã trục trặc thì chúng ta chẳng còn có thể làm gì được nữa, trừ việc mang xe đến cho thợ chuyên môn “chẩn mạch” và tìm phương thức chữa trị. Nó đã vượt ra khỏi tầm tay của giới bình dân.
Nhưng là người trực tiếp móc túi chi trả mọi tốn kém, chúng ta phải bằng mọi giá kéo dài sự hữu dụng của chiếc xe và những tiện nghi của nó. Giới chuyên gia đề nghị chúng ta nên nhờ thợ chuyên môn coi lại hệ thống máy lạnh mỗi 2 năm một lần để kịp thời chấn chỉnh những khiếm khuyết trước khi chúng trở thành các vấn nạn lớn, đòi hỏi những sửa chữa tốn kém hơn. Bảo trì xe nói chung, và săn sóc hệ thống máy lạnh nói riêng là một việc chúng ta có thể làm được và chỉ chúng ta mới có thể làm được mà thôi.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Phân biệt Gas lạnh nhái và gas lạnh thật (Xin)

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gas sử dụng cho hệ thống điều hòa không khí cũng như điều hòa ô tô. Việc phân biệt các loại gas với nhau quả là một điều quá khó khăn cho người tiêu dùng cũng như sử dụng trực tiếp. Qua bài viết này tối muốn giới thiệu với các bạn một số dấu hiệu nhận biết ban đầu của gas thật và gas nhái Trung Quốc.

1. Với Gas lạnh Dupont suva 134a, Dupont 410a, Dupont 404a, Dupont 407c....
Đây là các loại gas được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay chủ yếu là sử dụng cho hệ thống điều hòa ô tô, điều hòa trung tâm, các kho lạnh, hệ thống Chiller...Việc sử dụng đúng loại gas cho mỗi sản phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng. Khi sử dụng các loại gas không đúng sẽ dẫn đến phá hủy các đường ống, lốc máy, với xe ô tô thậm chí có thể dẫn đến cháy xe...
Với Gas thật (Xịn) thì trên bình luôn có các dấu hiệu nhận biết cơ bản như: Tem mác của nhà sản xuất, các logo in dập nổi, in bằng laser trên vỏ bình, trên vỏ bình luôn có các mã số in bằng công nghệ laser trùng khớp với vỏ hộp của bình gas mà những bình gas nhái Trung quốc không thể làm được.
Thứ hai khi có máy check kiểm tra thành phần gas thì gas xịn luôn đủ 100% gas còn gas nhái luôn chỉ đạt 60-70% thành phần gas, còn lại toàn lẫn các tạp chất nguy nhiểm gây hại cho sản phẩm sử dụng.
Hàng chính hãng, xịn thì chắc chắc sẽ có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu CO, CQ, Hóa đơn VAT chứ không như hàng nhái Trung quốc không bao giờ có các thứ đó.

2. Với gas Ấn độ R22:
Hiện nay trên thị trường nhu cầu sử dụng gas R22 rất lớn vì vậy không ít doanh nghiệp và người sử dụng đã vì mục tiêu lợi nhuận mà sử dụng lẫn lộn cả gas Ấn xịn và gas Ấn nhái. Hậu quả khi dụng gas nhái R22 có thể không rõ ràng ngay như gas Dupont xong theo nghiên cứu và khuyến cáo của các nhà sản xuất thì khi dùng gas R22 thật thì hiệu quả tăng lên đến 30-40% cho các sản phẩm. Ngược lại khi dùng gas nhái thì sản phẩm sử dụng sẽ nhanh hao món và giảm khả năng làm lạnh rõ rệt hơn bao giờ hết.
 Hiện tượng Block chết nhiều vừa qua là do ga R12 chất lượng không nguyên chất ,nhiều tạp chất gốc Mê Tan ,Ga R134a TQ cũng có nhiều tạp chất gốc Mê Tan kết hơp với dầu và ẩm trong Block tạo ra hỗn hợp . Khi ga này đi vào buồng đốt chụi áp suất nén >18at và nhiệt độ hàng trăm Độ C .Một phần hỗn hợp khí Mê Tan bị cháy ,tạo ra A xít Các Bon (Bột màu đen ,khi tác dụng với dầu thành bột màu nâu đen .Chủ yếu cháy bám ở buồng đốt ,mặt trên qui lát máy , bám vào lá van hút,  nén làm kênh lá van mất hơi . Các bột  axít Các Bon này qua dàn nóng quyện với dầu tạo bột đen ,nâu làm tắc phi lọc ,có nhiều trường hợp lọt qua phin lọc vào cáp làm tắc cáp gây trở lực cao gây quá tải , dẫn đến hiện tượng Bkock cháy hàng loạt .Vì thế tôi khuyến cáo các bạn đồng nghiệp không nên sử dụng ga R12 và R134a TQ , chỉ nên dùng ga DUPONT “SUVA” 134a  Mỹ , Nhật Ấn độ có giấy chứng nhận có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng ,tin cậy . Còn dầu nên dùng EMKARATE ký hiệu RL 68 H , hay dầu lưỡng tính TOTAN có bán ở các cửa hàng vật tư điện lạnh uy tín trên toàn quốc .
Qua bài viết này tôi muốn các Doanh nghiệp nên giữ chữ tín hãy vì lợi ích của khách hàng mà sử dụng các sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng cũng lên quan tâm tới các sản phẩm mình sử dụng sao cho hàng mình dùng là hàng có nguồn gốc rõ ràng, đúng chủng loại chất lượng, không dùng các sản phẩm nhái của Trung quốc, vừa làm ảnh hưởng đến hệ thống điều hòa mà lại thiệt hại lớn về kinh tế cũng như uy tín của DN.
                                                                                          Biên soạn

                                                                         TP Quang Tuyền: 0987 667 665

Sử dụng điều hòa trên xe ôtô - văn hóa lái xe

Dùng điều hòa trong xe ôtô một cách hợp lý sẽ kéo dài tuổi thọ của hệ thống điều hòa và đảm bảo giữ gìn sức khỏe cho người lái và mọi người ngồi trong xe.

- Sử dụng hợp lý: Nếu bạn khởi động mà AC on thì đương nhiên bạn tăng tải lúc khởi động. Tương tự nếu đang dùng điều hòa mà bạn tắt động cơ ngay lập tức thì gây ra việc cắt tải đột ngột. Trong cả hai trường hợp, cả động cơ xe và hệ thống điều hòa đều bị sử dụng một cách "cưỡng bức".

- Sử dụng hợp lý là: Khởi động xe trước, đợi 1 phút cho động cơ ổn định rồi mở quạt điều hòa, đợi quạt máy chạy đều mới bật AC và nên bắt đầu ở chế độ lạnh tối thiểu.

Sau đó ít phút, tăng dần độ lạnh.

Qui trình sử dụng như trên giúp bạn tránh được việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, dễ làm người lái xe hoặc người ngôi cạnh vị trí lái bị hắt hơi hay xổ mũi.

Nhiều người ưa điều hòa xe Nhật vì nó lạnh ngay và đạt được độ lạnh cực đại trong thời gian ngắn. Thực ra qui trình này rất có hại cho người lái xe.

Phù hợp với qui trình sử dụng điều hòa trên, kinh nghiệm cho tôi thấy rằng các xe Mỹ hay Châu Âu có chế độ điều hòa thân thiện với người ngồi trong xe hơn.

Nếu dùng đúng như qui trình trên, chắc chắn bạn sẽ không có bất kỳ vấn đề gì với điều hòa trong xe của bạn ít nhất là gấp đôi-thậchígấp 3 thời gian bảo hành tiêu chuẩn của thị trường Việt Nam hiện nay (>50 000km).